Tường nhà bị ẩm là kết quả của sự xâm nhập từ bên ngoài của nước mưa và hơi nước. Bạn có cảm thấy khó chịu mỗi khi vào mùa mưa chân tường nhà bạn lại xuất hiện những vết ẩm mốc, loang lổ không? Bạn có muốn tìm hiểu những phương pháp chống thấm cho chân tường ẩm sao cho hiệu quả không? Nếu có thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về chống thấm chân tường ẩm ngay nhé!
1. Những nguyên nhân làm chân tường bị thấm nước.
Tường nhà bị ẩm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân sau đây:
Nguyên nhân thứ nhất do độ ẩm từ mặt đất bốc hơi lên trên mặt nền làm hỏng chân tường
Bên cạnh đó, nước mưa từ máng xối tạt trực tiếp vào bề mặt làm chân tường bị ẩm
Hoặc có thể do sàn mái bị dốc làm tích tụ nước. Từ đó khiến tường bao sân thượng, thấm trần bị ẩm và gây ra các vết nứt tường.
Một nguyên nhân khác khiến chân tường bị ẩm là do đường ống thoát nước của nhà vệ sinh và phòng bếp bị tắc hoặc bị đọng nước gây ẩm chân tường.
2. Những phương pháp chống thấm chân tường ẩm hiệu quả.
2.1 Chống thấm chân tường ẩm bằng Sika.
Vật liệu Sika là loại vật liệu chống thấm cao cấp được nhiều người yêu thích và sử dụng phổ biến hiện nay. Sở dĩ đây là vật liệu được nhiều người ưa chuộng như vậy vì nó có những ưu điểm vượt và quy trình thi công cũng đơn giản như sau:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt chân tường cần chống thấm.
Đầu tiên, bạn cần làm sạch bề mặt chân tường bằng cách loại bỏ những vết ẩm mốc, bong tróc, hư hỏng, loại bỏ những lớp vữa bị bong tróc, thấm nước bằng cách đục dỡ. Sau đó tô trát những vị trí lồi lõm trên bề mặt để bề mặt được bằng phẳng và sạch sẽ nhất.
Bước 2: Tạo hồ dầu kết nối.
Tiến hành pha hồ dầu theo tỷ lệ 1: 1: 4 với 1lit Latex kết hợp với 1lit nước sạch và 4kg xi măng. Bạn phải đảm bảo thi công 2 lớp và độ dày tối thiểu của mỗi lớp là 2cm.
Bước 3: Tiến hành sơn chống thấm.
Sau khi lớp hồ dầu khô thì tiến hành sơn chống thấm. Bạn nên quét chống thấm tối thiểu là 2 lớp và mỗi lớp cách nhau 3 tiếng.
Bước 4: Kiểm tra.
Tiến hành kiểm tra lại hiệu suất chống thấm bằng cách thử lại với nước.
>> Có thể bạn quan tâm:
2.2 Chống thấm chân tường ẩm bằng keo chống thấm.
Keo chống thấm hay còn được gọi với tên khác là keo trương nở. Đây là vật liệu được hợp thành từ các chất liệu khác nhau: polyol, isocyanate, chất tạo bọt…Tất cả những nguyên liệu đó được trộn đều với nhau bằng máy phun áp cao chuyên dụng để tạo ra hỗn hợp có bọt xốp siêu nhẹ và không mùi.
Quy trình thi công chống thấm chân tường ẩm bằng keo chống thấm.
Đầu tiên, bạn phải kiểm tra tại vị trí các vết nứt, vị trí rò rỉ nước,… Sau đó xác định vị trí mà bạn cần khoan và đánh dấu tại đó.
Sau đó tiến hành khoan lỗ tại vị trí cách vị trí đánh dấu từ 2-5 cm và khoan xéo một góc 45 độ. Chiều sâu của mũi khoan tùy thuộc vào chiều sâu của vết nứt. Các vị trí khoan cách nhau từ 20-25cm và mũi khoan phải cắt vết nứt.
Sau khi khoan, bạn phải dùng máy thổi bụi để vệ sinh lỗ khoan.
Sau đó đặt kim bơm vào lỗ khoan và vặn theo chiều kim đồng hồ đến khi kim bơm bám chặt vào bê tông.
Sử dụng Sika để trám trét bề mặt vết nứt sao cho keo không tràn ra bên ngoài.
Lưu ý:
Đối với những vị trí bị ẩm ướt nặng hoặc có nước rò rỉ thì tiến hành bơm PU vào bên trong đến khi đầy.
Sau khi tiến hành bơm keo xong, chờ khoảng 3 giờ thì bạn có thể đập gãy các kim bơm thừa ra, trám trét bề mặt sao cho bằng phẳng và vệ sinh lại bề mặt đó.
2.3 Chống thấm chân tường ẩm bằng giấy dán chống thấm.
Giấy dán tường chống thấm là một loại vật liệu mà chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều trong các công trình như: nhà ở, văn phòng, chung cư…
Theo nhận định của những chuyên gia có chuyên môn, mặc dù chân tường bị ẩm mốc nhưng vẫn có thể sử dụng giấy dán tường. Tuy nhiên hiệu quả mang lại sẽ không cao.
Quy trình thi công giấy dán chống thấm:
Sau khi bạn vệ sinh bề mặt chân tường thật sạch sẽ khỏi những vết ẩm mốc, bong tróc thì bạn có thể tiến hành sử dụng giấy dán chống thấm để dán trực tiếp lên bề mặt.
Trên đây là những kiến thức về chống thấm chân tường ẩm. Hy vọng với những kiến thức mà bài viết trên cung cấp có thể giúp bạn thành công trong công việc và trong cuộc sống nhé!
>> Xem thêm: Sơn chống thấm trong nhà JYMEC – Lựa chọn tin dùng của mọi nhà