Sàn mái thường là những công trình lộ thiên nên nó thường xuyên tiếp xúc với thời tiết bên ngoài như nắng, mưa, nồm ẩm…do đó mà nó rất dễ bị thấm dột nếu không được xử lý chống thấm tốt. Và để ngăn chặn việc thấm dột sàn mái gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tuổi thọ của ngôi nhà thì bạn đừng nên bỏ qua khu vực cần phải chống thấm này nhé. Để chuẩn bị tốt cho việc chống thấm sàn mái thì bạn cần phải làm những gì? Xem ngay!
1. Tác hại khi sàn mái bị thấm dột
Sàn mái bị thấm dột sẽ ảnh hưởng tới trần nhà phía dưới gây nấm mốc, ố vàng, hoặc nứt gãy…làm giảm đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
Sàn mái bị thấm dột gây ảnh hưởng tới kết cấu ngôi nhà từ đó làm giảm tuổi thọ của ngôi nhà.
Sàn mái bị thấm sẽ rất nguy hiểm nếu nước lan vào những đường điện ngầm trong nhà có thể gây chập cháy và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho người thân trong gia đình.
Sàn mái bị thấm nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nấm mốc phát triển, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình nhất là người già và trẻ nhỏ.
Sàn mái bị thấm dột gây nên nhiều phiền toái và hệ lụy do đó việc chống thấm sàn mái là một công đoạn không nên bỏ qua.
2. Những công việc cần làm trước khi chống thấm sàn mái
2.1. Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn mái
Khi xây dựng tường bao, hoặc các hạng mục xung quanh đó thợ thi công thường sẽ trộn vữa trên bề mặt sàn mái, khi sử dụng xong không vệ sinh triệt để nên vữa thừa trên bề mặt sàn mái rất nhiều. Để cho lớp chống thấm bám dính tốt trên bề mặt sàn mái thì công việc cần làm đầu tiên đó là phải vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn, dầu mỡ, những mảng vữa xi măng thừa bám trên bề mặt. Sau đó bạn có thể dùng máy mài để chà tạo chân bám có lớp chống thấm và giúp bề mặt sàn mái được bằng phẳng hơn. Tuy việc làm này gây mất thời gian nhưng nó lại đem lại hiệu quả chống thấm cao cho sàn mái. Một bề mặt sàn mái sạch sẽ, khô ráo thì thi công chống thấm sàn mái mới hiệu quả được.
2.2. Xử lý hết những đầu ti sắt trồi lên
Trên những sàn mái đổ bê tông thì thường thấy xuất hiện những đầu ti sắt được dùng để chống khi ghép cốp pha, và những đầu ti sắt này cần phải xử lý triệt để để không gây thấm dột cho công trình. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần cắt bỏ hết những đầu ti sắt trồi lên này là xong nhưng như vậy chưa thể giải quyết triệt để vấn đề thấm dột mà bạn cần phải đục sâu xuống lớp bê tông rồi sau đó mới cắt đầu ti sắt dưới lớp bê tông rồi đổ vữa tự chảy không co ngót để bù lại kết cấu.
>> Bài viết nổi bật:
- Hướng dẫn chi tiết cách thi công sơn Epoxy cho hồ cá
- Những điều cần lưu ý khi thiết kế phòng bếp tối giản
2.3. Xử lý toàn bộ các cổ ống thoát sàn
Trên sàn mái thường sẽ bố trí vài ống thoát nước xuyên sàn bê tông, và những nơi cổ ống thoát sàn này là những nơi dễ bị thấm dột nhất. Nếu bạn chỉ dùng vữa hoặc xi măng trát quanh cổ ống thì có thể sau một thời gian sử dụng cổ ống sẽ bị thấm dột. Đối với trường hợp cổ ống này bạn có thể sử dụng vữa tự chảy không co ngót để đổ bù cổ ống. Lưu ý là trước khi đổ vữa tự chảy không co ngót vào cổ ống bạn cần phải ghép cốp pha thật kín, sau đó sử dụng thêm một thanh trương nở quấn quanh cổ ống để khi gặp nước thanh trương nở sẽ nở to ra bao quanh cổ ống và ngăn không cho nước xâm nhập vào bên trong.
2.4. Xử lý mạch ngừng chân tường
Chân tường là vị trí mà ở đó có sự tiếp xúc giữa kết cấu tường xây xung quanh viền mái và kết cấu nền bê tông nên rất dễ xảy ra hiện tượng mạch ngừng bê tông. Do đó mà ở những vị trí này cần phải được trát vát, bo góc và gia cố chắc chắn. Bạn có thể sử dụng vữa có pha phụ gia kết nối để trám vát tại các vị trí này, sau đó dán lưới chống nứt khi thi công chống thấm sàn mái.
Lưu ý rằng việc trám vát phải có độ dày vừa phải, bạn không nên trám vữa quá dày có thể ảnh hưởng tới việc ốp lát gạch sau này, còn nếu trám quá mỏng thì cường bộ bảo vệ lại thấp quá.
Trên đây là những công việc cần làm trước khi chống thấm sàn mái. Để đảm bảo công năng sử dụng sàn mái được lâu dài, bảo vệ tính thẩm mỹ cho ngôi nhà và nâng cao tuổi thọ công trình thì việc chống thấm sàn mái là không thể bỏ qua. Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn thêm những kinh nghiệm để xử lý tốt những công việc cần làm trước khi thi công chống thấm.
>> Gợi ý cho bạn: Sơn cống thấm ngoại thất hãng nào tốt?