Phương pháp chống thấm cổ ống xuyên sàn hiệu quả cao

Bạn có biết lý do tại sao nhà vệ sinh nhà mình luôn xảy ra tình trạng bị thấm dột không? Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đó chính là do cổ ống xuyên sàn không được chống thấm đúng cách. Thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn được xem là công đoạn có độ khó cao. Vì thế công việc này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm dày dặn, có tay nghề cao và đầy đủ vật liệu thi công. Vì vậy, hãy tham khảo bài viết sau đây để biết thêm nhiều kiến thức về chống thấm cổ ống xuyên sàn ngay nhé!

1. Một số kiến thức về cổ ống xuyên sàn.

Cổ ống xuyên sàn là cách thiết kế phổ biến dành cho hạ tầng công trình phụ ví dụ như toilet hay nhà tắm. Sở dĩ nó trở nên phổ biến như vậy vì đây được là phương pháp được đánh giá cao nhất cho đến thời điểm hiện đại. Vì thế đối với hoạt động thi công tổng thể thì cổ ống xuyên sàn đóng vai trò không hề đơn giản.

Đặc biệt, với đặc thù cấu tạo và chức năng, vị trí này sẽ bị thấm dột nghiêm trọng nếu không biết chống thấm đúng cách. Do đó, để đảm bảo sự bền vững cho toàn bộ kết cấu, chống thấm cổ ống xuyên sàn là hoạt động không thể bỏ qua. Với hiệu quả từ quá trình thi công này mang lại sẽ giúp công trình vệ sinh bền chắc hơn kéo theo đó các hệ quả từ nguy cơ thấm dột cũng sẽ được hạn chế một cách tối đa.

Thế nào là cổ ống xuyên sàn

2. Phương pháp thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn hiệu quả!

Hiện nay có 2 phương pháp chống thấm cổ ống xuyên sàn mang lại hiệu quả cao là chống thấm bằng Sika Latex và chống thấm bằng thanh trương nở.

2.1 Chống thấm bằng Sika Latex.

Công đoạn 1: Chuẩn bị bề mặt bê tông trước khi tiến hành chống thấm.

Đầu tiên bạn cần tháo dỡ dọn dẹp toàn bộ các chướng ngại vật che chắn làm ảnh hưởng đến quá trình thi công. Đặc biệt bạn cần lưu ý ở khu vực bao quanh cổ ống.

Và trước khi chống thấm ống thoát sàn, bạn phải đảm bảo các đường ống hay hộp kỹ thuật được định vị. Sau đó được lắp đặt hoàn tất đảm bảo độ chắc chắn và được trám bằng vữa hay bê tông.

Ngoài ra, độ dày tối thiểu cần đạt được của lớp trám phải đảm bảo bằng nửa so với bề dày của lớp trám bê tông.

Đối với hộp kỹ thuật hay tường bao cần tiến hành xây trát và chiều cao tối thiểu cần thiết để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất là 30cm.

Tiếp theo, bạn hãy sử dụng khoan hay đục chuyên dụng để xử lý những chỗ bê tông thừa. Sau đó, bạn hãy đục rãnh bao quanh cổ ống xuyên sàn và hộp kỹ thuật.

Cuối cùng bạn hãy vệ sinh sạch sẽ vụn bê tông, bụi bẩn trên bề mặt bằng những dụng cụ vệ sinh chuyên dụng như máy hút bụi công suất lớn, máy mài… 

Công đoạn 2: Chống thấm bằng Sika.

Bạn hãy sử dụng Sikagrout trộn khô với xi măng dùng để trám lớp mặt rồi đổ xuống khoảng  2cm, sau đó dùng các vật dụng cây nhỏ để chọc, ngoáy và dùng bay đánh xung quanh cổ ống cho Sika dính chặt ở dưới

Sau đó bạn hãy chuẩn bị Sika lỏng đổ vào cổ ống chồng lên lớp xi măng khô đầu tiên đến khi nào lớp này đầy ngang bằng với nền

Lớp cuối cùng là dùng tiếp Sika Latex nguyên chất trộn với xi măng để thu được hỗn hợp đặc rồi quét quanh cổ ống một lần cuối.

Chống thấm bằng Sika.

>> Xem thêm: 

2. 2 Chống thấm bằng thanh trương nở.

Công đoạn 1: Chuẩn bị bề mặt. 

Chúng ta cũng làm giống với bước 1 như trên

Công đoạn 2: Thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn bằng thanh trương nở.

Đầu tiên bạn hãy quấn thanh thủy trương hay còn gọi là cao su trương nở bao quanh cổ ống xuyên sàn. Nước ngấm càng nhiều thì vị trí chống thấm càng được khắc phục. Vì vậy chống thấm thanh trương nở là một sự lựa chọn hoàn hảo dành.  

Tiếp theo bạn hãy chuẩn bị Sikagrout để đổ trực tiếp vào ống rãnh rồi trám thật cẩn thận và đợi 24 giờ để nó đông kết lại.

Chống thấm bằng thanh trương nở.

3. Một số điều lưu ý khi thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn.

Việc làm sạch bề mặt trước khi thi công đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả chống thấm không chỉ đối với thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn nói riêng mà còn đối với mọi công đoạn chống thấm nói chung.
Để đạt được hiệu quả cao nhất thì bạn cần sử dụng các loại vật liệu theo đúng quy cách.
Để tạo bề mặt đặc, chắc chắn và tránh rạn nứt sau khi thi công chống thấm thì bạn cần tiến hành công tác bảo dưỡng tại các khu vực đổ bù vữa. Và sau 24h bảo dưỡng, mới tiếp tục tiến hành thi công các hạng mục tiếp theo.

Trên đây là những kiến thức về chống thấm cổ ống xuyên sàn. Hy vọng với những kiến thức từ bài viết trên cung cấp sẽ giúp bạn thi công chống thấm thành công nhé!

>> Xem thêm: Dùng sơn chống thấm bể nước có hiệu quả không?

administrator Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *